Wednesday, November 16, 2011

LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ẤY - CHÍ PHÈO

 Lão Hạc: "Khi nào con tôi về, ông giáo bảo với nó căn nhà này là của tổ phụ để lại cố mà giữ lấy".


                   

12 comments:

  1. linalol wrote on Nov 16, '11
    Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (người Công giáo), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[1] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]

    Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

    Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

    Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

    Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.

    Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

    ReplyDelete
  2. linalol wrote on Nov 16, '11
    Giáo Thứ:" Mình sẽ chết mà chưa hề được sống. Chết trong khi đang còn sống mới thực là khốn khổ, mới thực là nhục nhã".

    ReplyDelete
  3. linalol wrote on Nov 16, '11
    Chí Phèo:" Anh giáo gọi tôi là anh Chí à? cả làng này gọi tôi là thằng Chí phèo".

    ReplyDelete

  4. caonguyenbui wrote on Nov 16, '11
    Lấy code chỗ nào vậy chị? Em thích phim này lắm.

    linalol wrote on Nov 16, '11
    http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=TSeTlBw0bMA

    ReplyDelete
  5. nuthanvodanh wrote on Nov 16, '11
    phim xưa hay...câu từ có ý nghĩa

    ReplyDelete
    Replies
    1. linalol wrote on Nov 16, '11
      @nuthanvodanh: Đúng thế, những phim này được thực hiện bởi những người còn tử tế.

      Delete
  6. zipposgvn wrote on Nov 16, '11

    Mấy hôm nay chị post phim liên tục há.

    ReplyDelete
    Replies
    1. linalol wrote on Nov 16, '11
      Mấy phim này hay.

      Delete
  7. aquapham wrote on Nov 16, '11
    Phim này coi lâu lâu roài thì phải.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lâu rồi mà xem lại vẫn cứ như chuyện hôm nay quanh đây.

      Delete
  8. caonguyenbui wrote on Nov 16, '11
    Nhà văn Kim Lân đóng vai Lão Hạc thiệt là hay.

    caonguyenbui wrote on Nov 16, '11
    "Sống mòn" là cuốn sách em .... gối đầu giường hồi mấy chục năm trước.

    ReplyDelete
  9. Lão Hạc: "Khi nào con tôi về, ông giáo bảo với nó căn nhà này là của tổ phụ để lại cố mà giữ lấy".

    ReplyDelete